Người có khả năng sử dụng Anh văn chuyên ngành thường lại thiếu chuyên môn sư phạm
Ngược lại, trong môi trường công sở, một số người qua nhiều năm làm việc trong môi trường có tính quốc tế cao, được cọ xát nhiều với tiếng Anh chuyên ngành và dần trở nên thông thạo với nó.
Tuy nhiên, đa phần họ có thu nhập tốt, không có nhiều thời gian để lên lớp và nếu có thì cũng chỉ xem công tác giảng dạy như nghề tay trái.
Họ có thể sử sử dụng tốt tiếng Anh chuyên ngành nhưng vì thiếu kỹ năng sư phạm nên cách truyền đạt cho học viên có thể sẽ không mượt; ngoài ra, với tâm lý việc dạy là việc phụ nên họ cũng ít kiên nhẫn với học viên hơn so với giáo viên Anh ngữ chuyên nghiệp.
Lịch trống của họ dành cho học viên cũng không nhiều, vì thế các bạn học viên cũng không nên kỳ vọng sẽ có những khung giờ học đẹp và ổn định.
Học Anh văn chuyên ngành nhưng đừng quên Anh văn thường nhật
Trong thời gian luyên tập có chủ đích, dĩ nhiên chúng ta sẽ tập trung cho Anh văn chuyên ngành, không phải là Anh văn phổ thông; vì nếu học Anh văn phổ thông thì đâu có lý do gì để chúng ta phải bàn chuyên đề hôm nay.
Song, nếu các bạn quan sát kỹ một chút, các bạn sẽ dễ nhận ra rằng một người giao tiếp được trên nhiều chủ đề khác nhau (well-rounded topics) sẽ có cơ hội thành công cao hơn so với người chỉ đơn thuần nói chuyện được trong một chủ đề duy nhất.
Sau một giờ trao đổi công việc, thường các bên sẽ tìm hiểu nhau và duy trì buổi networking bằng các chủ đề khác nữa về thế giới, xã hội, thể thao, giáo dục, gia đình, văn hoá, v.v…
Khi thấy "hợp gu” ở những chủ đề bên lề rồi thì những điểm khó, hóc búa mà hai bên tạm né trong một giờ trao đổi công việc trước đó cũng trở nên nhẹ nhàng hơn, công việc của chúng ta chính vì thế cũng trôi chảy, thuận lợi hơn.
Nếu được, thì Fast Language khuyên các bạn đã có trình độ Anh văn ở mức khá trở lên nên dành hai buổi trong tuần để học tiếng Anh chuyên ngành và một buổi duy trì anh văn thường nhật.